Nhật Bản được xem là có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới. Bởi vẫn duy trì án tử, kiểm soát tốt vũ khí và cho cảnh sát lạm quyền nếu cần thiết. Trang mạng WC ngày 14/4 cho hay. Đến Nhật Bản, đi trên đường phô, bạn có thể tình cờ gặp cảnh sát đạp xe đạp đi tuần tra khắp mọi nơi. Đây là sự khác biệt lớn giữa cảnh sát Nhật Bản và cảnh sát ở các quốc gia khác, bởi vì:
Thứ nhất: Tỷ lệ tội phạm hình sự ở Nhật Bản cực kỳ thấp. Phần lớn thời gian không cần dùng đến xe chuyên dùng của cảnh sát để truy bắt.
Thứ hai: Việc sử dụng kinh phí cho các cơ quan nhà nước bị hạn chế. Mỗi lần chính phủ Nhật Bản sử dụng tiền thuế để chi tiêu đều phải liệt kê rõ ràng chi tiết các khoản chi đó trên website của chính phủ. Nếu một cơ quan của chính phủ cần mua thêm tài sản, phương tiện… có giá trị “khổng lồ” phải công khai trên đài truyền hình trung ương để nói rõ cho mọi người dân biết… Khi việc đó bị dân chúng trách móc đến 2 câu thì chính phủ cũng đành phải “tiết kiệm được thì nên tiết kiệm!”
Thứ ba: Họ đi xe đạp là để bảo vệ môi trường! Điều này nghe có vẻ là một lý do “sáo rỗng”, nhưng Nhật Bản là đất nước mà ý thức bảo vệ môi trường của người dân rất cao, được cả thế giới biết đến.
Trước đây, tại một khu đô thị có mật độ dân số thưa thớt, số nhân khẩu ít, đã từng có người kiến nghị xóa bỏ Cảnh sát ở khu vực đó. Người dân ở nơi đây cho rằng, họ không cần cảnh sát, cảnh sát chỉ làm lãng phí tiền thuế của họ. Bởi vì, phần lớn thời gian của cảnh sát ở khu vực này là trợ giúp những người già qua đường và giúp người dân xung quanh bơm xe…
Trạm cư trú của cảnh sát Nhật Bản được gọi là “nơi giao lưu.” Ngoài thời gian đi tuần tra, hầu hết các nhân viên cảnh sát đều ở trong để tiếp nhận điện thoại từ người dân…
Một người dân Nhật Bản cho biết: Điều cảnh sát nước này quan tâm không phải là trạm cảnh sát lớn hay nhỏ, phương tiện giao thông của cảnh sát có hiện đại hay không mà là có thể giải nạn cho người dân và chi tiêu tiền thuế của dân có hợp lý hay không? Đúng là, do ý thức người dân Nhật Bản tốt nên tỷ lệ tội phạm thấp dẫn đến tiết kiệm được rất nhiều tiền thuế của người dân. Cũng chính vì điều này mà cảnh sát mới có cơ hội “đạp xe đạp” đi làm nhiệm vụ…
Đây là kiểu kỷ luật khác biệt, bị các quốc gia công nghiệp khác xem là hoàn toàn không phù hợp – khi mà Bộ luật Hình sự Nhật Bản có từ năm 1908 ban hành. Nhưng người Nhật nói rằng, hệ thống này cho phép họ tránh được các vấn đề rắc rối có ở hầu hết các nhà tù phương Tây như: bạo động, ma túy, tấn công lính canh gác, cãi lộn ầm ĩ và bỏ trốn.
Vấn đề là tính không minh bạch trong 188 nhà tù và trung tâm trại giam, một số còn cho phép lạm dụng quyền hành. Đôi khi các tù nhân bị biệt giam nhiều hơn 60 ngày và các tù nhân hung tợn hoặc ương ngạnh bị buộc phải đeo xích da có thể gây ra sự nghẹt thở cho họ. Các điều kiện khắc nghiệt của nhà tù là có chủ ý để các tù nhân mà tội trạng được liệt vào loại “vô đạo đức” thấm nhuần “cảm giác xấu hổ”.
Một biểu hiện sử dụng quyền lực tự do khác của các nhà chức trách là việc bắt giam của cảnh sát. Một người bị bắt giữ có thể bị giam cầm tới 23 ngày mà không có quyền gọi luật sư hay bị buộc tội chính thức.
Nhiều người đã không chịu được áp lực và đã thú nhận là phạm tội mặc dù họ không làm điều đó. Hầu như tất cả các sự kết tội đạt được là nhờ vào “những lời thú tội”. Năm 2012, một người đàn ông Nepal bị tuyên án và giam cầm được phát hiện là vô tội, suốt 15 năm trong nhà lao, ông luôn tuyên bố rằng, mình vô tội. Sự ra đời của hệ thống bồi thẩm đoàn năm 2009 dường như không tạo ra sự thay đổi.