Du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản?
Đừng vì thiểu hiểu viết mà chọn nhầm con đường tương lai nhé. Hãy đọc bài viết dưới đây để xem cá nhân bạn phù hợp với con đường nào cho tương lai của mình – Đừng nên nhầm lẫn giữa du học và xuất khẩu lao động
Hiện nay, khi tìm kiếm thông tin về du học thì đa số sẽ khuyên đi du học vừa học vừa làm. Còn tìm thông tin về xuất khẩu lao động thì sẽ khuyên đi Nhật theo diện thực tập sinh. Có khá nhiều người vì không tìm hiểu kỹ nên đã nhầm lẫn. Đứng trên phương diện khách quan, mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 chương trình này. Du học Nhật Bản Có rất nhiều những công ty tư vấn du học thường vẽ ra cho bạn một đường tương lai đầy màu hồng như “vừa học vừa làm” hay “học xong trường tiếng là đi xin việc lương cao ngang người Nhật”.
Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn sai lầm. Chương trình du học Nhật Bản không có hệ vừa học vừa làm. Du học sinh du học tại Nhật Bản sẽ trải qua 1-2 năm học đầu ở trường dạy tiếng Nhật. Sau đó sẽ chuyển trường lên Senmon hoặc Đại Học – học thêm 2-4 năm sau mới được ra trường để đi làm. Theo quy định mà chính phủ Nhật Bản đưa ra, một du học sinh chỉ được làm việc tối đa 28 tiếng mỗi tuần (tức tối đa 4 tiếng mỗi ngày). Trường hợp làm quá tiếng bị phát hiện, nếu không thể giải trình được lý do hợp lý thì sẽ bị trục xuất về nước. Những công việc mà các du học sinh Nhật thường hay làm có thể kể đến như: Làm thêm ở quán ăn, dọn dẹp, làm thêm ở các cửa hàng,…
Hầu như những công việc này không có tính chất ổn định và mức lương cũng chỉ ở mức cơ bản. Phần thu nhập khi làm thêm này cũng có thể giúp du học sinh trang trải được một phần chi phí sinh hoạt và tiền học. Chính vì thế mà khi đi du học Nhật Bản, bạn phải hiểu rõ được là mình đi học là chính, kiếm tiền trong thời gian này chỉ là hỗ trợ thêm.
– Chương trình thực tập sinh Nhật Bản
– Xuất khẩu lao động Trên thực tế, thực tập sinh là danh nghĩa của lao động phổ thông trong chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Trong số những lao động sang Nhật làm việc thì hơn 65% trong số đó là những lao động phổ thông làm việc ngành xây dựng, chế biến thực phẩm, nông nghiệp. Và chỉ có 35% trong số đó làm những công việc có kỹ năng tay nghề như dệt may hay hàn xì, Theo yêu cầu và quy định mà chính phủ Nhật quy định thì đất nước này không tiếp nhận các lao động tự do nhập cảnh từ nước ngoài.
Vì vậy, người lao động Việt Nam nếu muốn sang Nhật làm việc thì chỉ có đi theo chương trình thực tập sinh và bắt buộc phải tham gia thi tuyển các đơn hàng đi XKLĐ Nhật => Ai nên đi du học? Ai nên đi xuất khẩu lao động? Khi hiểu rõ hơn về 2 chương trình trên, chắc hẳn bạn đã biết con đường mình lựa chọn như thế nào? NHANLUCNHATBAN có một vài lời khuyên dành cho bạn như sau. Những đối tượng nên đi du học Nhật Với những bạn vừa học xong chương trình cấp 3 hoặc đại học có thể hướng đến việc đi du học. Bởi đây cũng là một lựa chọn rất tốt để cánh cửa tương lai rộng mở hơn. Và để đáp ứng được nhu cầu du học Nhật, bạn cần phải đạt tối thiểu là bằng N5 tiếng Nhật là đủ.Sau khi sang du học, ít nhất khoảng 5 tháng bạn mới có thể kiếm được công việc làm thêm phù hợp. Nên thông thường chi phí năm đầu tiên của du học sinh (tiền học, tiền sinh hoạt phí, …) đều sẽ do gia đình cung cấp và gửi sang cho. – Những đối tượng đi theo chương trình xuất khẩu lao động
Đối với những người đi với mục kiếm thêm thu nhập để gửi về cho gia đình hoặc tìm hiểu thêm kiến thức chuyên môn từ nước bạn thì nên đi Nhật theo diện xuất khẩu lao động. Những bạn không có khả năng học tập tiếp để thăng tiến thì có thể đi theo con đường này để cuộc sống có thu nhập cao hơn. Hiện tại, trong khuôn khổ của xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ có 3 chương trình dành cho người lao động như sau: Thực tập sinh Điều dưỡng – Hộ lý Kỹ sư – Kỹ thuật viên Nếu bạn chỉ đơn thuần tìm một công việc phù hợp thì đi xuất khẩu lao động Nhật theo diện thực tập sinh sẽ rất hợp lý.
=> Ưu và nhược điểm của từng lựa chọn
– Du học + Ưu điểm: Có môi trường tốt để phát triển học tập với đa dạng ngành học Không giới hạn thời gian visa Sau khi hoàn thành chương trình học có thể ở lại Nhật để làm việc + nhược điểm: Bỡ ngỡ thời gian đầu và khó thích nghi với chương trình học tập mới Nếu không đạt được kết quả học tập tốt và không có làm thêm thì khoảng 2 năm sau bạn có khả năng cao trở về nước với một khoản nợ lớn -XKLĐ:
+ Ưu điểm: Không cần bỏ quá nhiều thời gian cho việc học Thu nhập ổn định, lương cao với những đãi ngộ tốt cho người lao động Được cung cấp nơi ăn ở và sinh hoạt hàng ngày với điều kiện tốt nhất + Nhược Điểm : Quá trình làm việc dưới sự quản lý chặt chẽ của người quản lý Thời gian làm việc tối đa là 3 năm. Một số chuyên nghề đặc biệt sẽ cho người lao động gia hạn visa và quay lại làm việc. Nhìn chung, những đặc điểm này sẽ giúp ích khá nhiều cho việc quyết định tương lai của bạn đấy. Hãy nghiên cứu và hiểu kỹ về bảng phân
Cách đăng ký WiFi ở Nhật – Hướng dẫn chi tiết và mới nhất cho người mới sang
Đăng ký WiFi ở Nhật Bản là một bước quan trọng để bạn có [...]
Top 4 cách đổi pass WiFi tại Nhật Bản mà bạn không thể bỏ qua
WiFi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt [...]
Tất tần tật về đăng ký Sim ở Nhật Bản – Thủ tục & Chi phí chi tiết nhất
Việc đăng ký sim ở Nhật Bản có thể là một thách thức đối [...]
Hướng Dẫn Chọn Nhà Mạng tại Nhật Bản chi tiết Từ A-Z
Khi mới đến Nhật Bản, việc lựa chọn các nhà mạng tại Nhật Bản [...]
TOP CÔNG VIÊN NỔI TIẾNG Ở NHẬT
Vào mùa đông, núi Ishizuchi còn cực kì nổi tiếng với khu nghỉ dưỡng [...]
NHỮNG ĐỒ CẤM NHẬP CẢNH VÀO NHẬT BẢN
Những món đồ bị cấm nhập cảnh ở Nhật mà bạn không thể ngờ [...]
KHU PHỐ HÀN QUỐC NGAY GIỮA LÒNG TOKYO
Trong cái trường hợp mà video này lên xu hướng thì chắc hẳn sẽ [...]
TỰ LÀM KITKAT TẠI KITKAT CHOCOLATORY MIYASHITA PARK
Có 2 điều làm nên sự khác biệt cho các sản phẩm của KITKAT [...]