LỄ HỘI CÁ CHÉP Ở NHẬT

Nguồn gốc và ý nghĩa

Trước kia người Nhật cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung quốc, ngày 5/5 âm lịch được gọi là Tết Đoan Ngọ (tiếng Nhật là Tango no sekku). Sau này, Nhật Bản sử dụng dương lịch, 5/5 dương lịch được xem là lễ hội cho các bé trai trên toàn nước Nhật và được chính phủ Nhật công nhận là Quốc lễ vào năm 1948.

Dàn cờ cá chép trong lễ hội Koinobori tại tỉnh Gunma

Lễ hội diễn ra trong suốt 2 tháng, từ cuối tháng 3 tới giữa tháng 5 hằng năm tại Thị trấn Kanna, tỉnh Gunma. Và ý nghĩa của lễ hội này là ngày lễ dành cho con trai trong toàn đất nước Nhật Bản.

Cờ cá chép xuất phát từ một thuyết của người Trung Quốc (cá chép vượt vũ môn hoá rồng) và khi sang Nhật Bản, những chiếc cờ hình cá chép trở thành hình ảnh tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh. Ở Nhật Bản, những chiếc cờ cá chép được gọi là Koinobori, trong đó “nobori” là tượng trưng cho hình ảnh những con cá bơi ngược từ dưới sông lên thác, “koi” là cá chép.

Trong ngày lễ này mọi nhà có con trai sẽ treo lên những chiếc đèn lồng cá chép để cầu chúc cho các bé trai sức khỏe, kiên cường và tự lập trong cuộc sống.

Theo thông tục từ ngàn đời truyền đến ngày nay thì vào những dịp lễ tết này những gia đình có con trai sẽ được treo trước nhà mình những dải cờ hình cá chép. Những hình cá chép này có tên gọi là Koi-nobori. Những dải cờ được trang trí rất đẹp. Bay phấp phới trong bầu trời xanh. Theo truyền thuyết, người ta treo cờ cá chép để cầu mong cho các bé trai chóng lớn và thành đạt.

Cuối cùng, Follow Tiktok tconnect.tv để không bỏ lỡ các địa điểm thú vị ở Nhật Bản nhé !