BÍ QUYẾT ĐI KHÁM BỆNH Ở NHẬT

Thời gian mấy năm đầu mình chỉ đi khám răng ở Nhật Bản khi nào đau và thường sẽ không đi khám lại sau khi hết đau răng.

Về sau mình nhận ra là dù có vệ sinh răng miệng kĩ đến mấy thì vẫn sẽ luôn có vấn đề về răng miệng xảy ra.Do đó nên thường xuyên khám định kì ở phòng khám răng để theo dõi tình hình răng miệng và chữa kịp thời nếu có vấn đề.

Các bệnh viện tại Nhật Bản đang bước vào trạng thái “báo động đỏ” do làn  sóng thứ ba của đại dịch COVID-19 | Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh

Làm như vậy răng bạn vừa chắc khoẻ không lo bị sâu răng hay những vấn đề khác liên quan đến răng miệng.Hơn nữa chi phí cho mỗi lần khám định kì sẽ rẻ hơn nhiều so với khi có vấn đề mới đến chữa trị.

Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ lại những kinh nghiệm đi khám răng ở Nhật Bản của mình thật chi tiết để các bạn có thể tự tin đi khám răng dù chưa có kinh nghiệm hay tiếng Nhật còn yếu. Phòng khám răng ở Nhật có tên là 歯科クリニック (Shika-Clinic), để tìm phòng khám răng bạn chỉ việc gõ  歯科クリニック vào Google là sẽ ra hàng loạt kết quả.Phòng khám răng tư ở Nhật rất nhiều và thường nằm ở khu vực gần ga.

Trước tiên bạn nên chọn phòng khám nào gần nhà mình nhất sau đó xem đánh giá phòng khám đó trên mạng.Sau đó dùng Google Map để xem vị trí phòng khám đó cũng như quang cảnh phòng khám khi nhìn từ bên ngoài.

Nếu mọi thứ ổn thì bạn sẽ gọi điện hoặc đến trực tiếp để hẹn lịch khám.Còn bạn chưa ưng ý lắm thì nên tham khảo thêm một số phòng khám nữa.Kinh nghiệm của mình là nên chọn phòng khám nào gần nhà trông sạch sẽ và uy tín.

Đón tiếp lãnh sự quán Nhật Bản đến thăm và tìm hiểu các dịch vụ y tế tại Bệnh  viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng | Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Việc chọn phòng khám khá quan trọng vì phòng khám nào tốt sẽ khám rất kĩ và tư vấn quy trình chữa răng cụ thể cho bạn.Thêm vào đó phòng khám tốt thì nhân viên nhiệt tình, lúc làm răng cũng sẽ bớt đau hơn.

Hãy chọn một phòng khám cho bạn thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên và sự thoải mái thân thiện trong lần khám đầu.

Ở Nhật Bản không chỉ phòng khám răng mà tất cả bệnh viện hay những phòng khám khác sẽ rất mất thời gian chờ đợi hoặc bị từ chối khám nếu không có hẹn lịch trước.

Để hẹn lịch khám răng ở Nhật Bản bạn có thể gọi điện nếu bạn tự tin vào tiếng Nhật của mình hoặc đến trực tiếp gặp nhân viên lễ tân.

Nếu tiếng Nhật của bạn chưa tốt thì nên đến trực tiếp gặp nhân viên lễ tân để đặt lịch, dù sao nói chuyện trực tiếp diễn đạt cũng sẽ dễ hiểu hơn phải không nào.

Trong trường hợp răng bạn đau quá mà không chịu được nữa thì bạn có thể không hẹn trước nhưng bác sĩ vẫn sẽ sắp xếp thời gian khám cho bạn trong ngày.

Trước khi đi khám răng ở Nhật Bản bạn nên tìm hiểu đường đi từ nhà đến phòng khám nếu bạn chưa trực tiếp đến đó bao giờ.

Phòng khám răng ở Nhật Bản thường khá đông người đặt lịch khám đặc biệt là vào ngày cuối tuần.Do đó nếu bạn đến muộn thì khả năng cao là sẽ không được được khám hôm đó mà sẽ chuyển sang một ngày khác.

Tốt nhất bạn nên đến trước 10 phút nếu là lần đầu khám vì sẽ phải điền một số giấy tờ liên quan đến tình trạng răng và sức khoẻ của bạn. 

Đã có thêm một chọn lựa cho người bệnh: chạy thận theo công nghệ Nhật Bản |  Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh

Tiếp theo một thứ rất quan trọng cần mang theo đó chính là bảo hiểm y tế.Có hai loại bảo hiểm chính là Shakai-hoken (社会保険) và Kokumin-hoken(国民保険)

Thứ cuối cùng cần chuẩn bị trước khi đi khám đó là bạn cần xác định được răng bị đau hay vấn đề bạn muốn điều trị.Từ đó chuẩn bị từ vựng để diễn đạt sao cho bác sĩ hiểu được.

Có như vậy thì họ mới điều trị chính xác và nhanh chóng được đồng thời bạn cũng sẽ tiết kiệm được thời gian tiền bạc nữa.

Ở một đất nước có nhiều nguyên tắc như Nhật Bản thì việc đi khám răng cũng không ngoại lệ.Dưới đây mình có liệt kê ra một số chú ý mà nhiều người hay mắc phải để bạn tham khảo.

Khi lên lịch hẹn tức là phía phòng khám đã chuẩn bị sẵn người khám và dành ra cho bạn một khoảng thời gian riêng để họ có thể điều trị.

Do đó bạn không nên huỷ hẹn khi đã đặt lịch khám, tuy nhiên vì lý do nào đó bất khả kháng thì bạn có thể huỷ hẹn cũng không sao.Nhưng bạn chú ý phải huỷ hẹn trước thời điểm khám ít nhất một ngày nhé.

Trước tiên việc tô son sẽ làm cho thao tác của nha sĩ trở nên khó khăn hơn.Màu son đôi khi trùng với màu máu gây hiểu nhầm rất nguy hiểm.

Ngoài ra nha sĩ đôi khi cũng nhìn vào màu môi để phán đoán tình hình sức khoẻ của bạn lúc khám nên bạn không nên tô son để nha sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Bạn không vệ sinh răng miệng trước khi đi khám cũng sẽ không ai nói gì nhưng tất nhiên phía nha sĩ cũng sẽ không thoải mái khi điều tối thiểu mà bạn cũng chưa làm được.

Họ sẽ đánh giá là bình thường bạn không có ý thức vệ sinh răng miệng nên mới bị sâu răng…Do đó họ sẽ nghiêm khắc nhắc nhở hơn khi khám cho bạn.

Trong quá trình khám bạn nên nghe theo hướng dẫn của nha sĩ.Nếu bạn không hiểu thì nên xác nhận lại chứ đứng nói bừa không nha sĩ lại điều trị nhầm vị trí thì khổ.

Hướng dẫn khi khám răng cũng chỉ có vài lệnh đơn giản thôi bạn nên tham khảo sempai hoặc tìm hiểu trên mạng tài liệu rất nhiều.