Deprecated: Hàm jetpack_form_register_pattern hiện tại không dùng nữa từ phiên bản jetpack-13.4! Sử dụng Automattic\Jetpack\Forms\ContactForm\Util::register_pattern để thay thế. in /home/users/2/main.jp-7105e8d35550c085/web/wp-includes/functions.php on line 6078
NGÀY TẾT Ở NHẬT CÓ ĐIỀU GÌ THÚ VỊ? - T-connect 株式会社

NGÀY TẾT Ở NHẬT CÓ ĐIỀU GÌ THÚ VỊ?

Mình viết bài viết này khi thời điểm Tết truyền thống của Nhật Bản đã gần kề và mình chợt nhận ra mình cũng đã trải qua 9 cái Tết ở Nhật rồi.

Chắc nhiều anh chị em Việt Nam cũng như mình không có điều kiện để về quê ăn Tết cùng gia đình mà ở lại Nhật đón Tết cùng bạn bè, đồng nghiệp.

Tết Ở Nhật Bản Và Những Phong Tục Thú Vị Có Thể Bạn Chưa Biết |  SONGHANTOURIST

Vậy Tết truyền thống của Nhật Bản có gì khác với Tết truyền thống của Việt Nam ? Các bạn cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Nhật Bản là đất nước ăn Tết dương như phần lớn các nước phương Tây khác và người Nhật cũng có những phong tục riêng mà họ chỉ làm vào những ngày này mà thôi.

Bưu thiếp chúc Tết tiếng Nhật gọi là Nengajo.Đây là một tấm bưu thiếp hình chữ nhật với hoa văn, hình ảnh bắt mắt liên quan đến con giáp của năm đó mà bạn có thể mua ở cửa hàng tiện lợi hay siêu thị, hiệu sách…vv.

Lịch đón tết Nhật Bản 2020 và những điều cần biết ! | WeXpats Guide

Trên bưu thiếp chúc Tết Nengajo thường ghi những lời chúc tết tốt đẹp nhất dành cho đối phương.Đôi khi cũng kèm theo vài lời tổng kết về năm qua của bạn cùng lời cám ơn đồng thời mong được giúp đỡ vào năm sau.

Tuỳ theo mức độ thân thiết và cả trình độ tiếng Nhật của bạn mà nội dung có thể sẽ khác nhau tuỳ mỗi người.Nói chung là bạn nên viết sao cho ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa và chân thành là được.

Bưu thiếp chúc Tết Nengajo thường được gửi trước ngày 31/12 và sẽ đến địa chỉ người nhận đúng vào ngày 1/1 như một lời chúc Tết đầu năm.Vì lý do này mà những ngày cuối năm bưu điện Nhật Bản rất bận rộn và thường tuyển nhân viên bán thời gian trong thời gian này với lương khá cao.

Gửi bưu thiếp chúc Tết  là một nét đẹp trong văn hoá của người Nhật đã được lưu giữ qua nhiều thế hệ.Tuy nhiên những năm gần đây do sự bùng nổ của internet và mạng xã hội mà số người viết Nengajo đã ít dần đi, đặc biệt là thanh thiếu niên Nhật Bản.

Không chỉ Nhật Bản mà mĩnh nghĩ bất cứ nước nào trên thế giới đều có phong tục dọn nhà để đón năm mới.

Phong tục này xuất phát từ quan niệm dọn nhà để xua đuổi những thứ không may mắn của năm cũ, sẵn sàng đón một năm mới tươi sáng hơn cùng sự ghé thăm của các vị thần. Sắp xếp lại đồ dùng trong nhà, vứt đi những thứ không cần thiết và lau quét một vòng quanh nhà là những gì người Nhật làm vào ngày Osoji.Một số nhà còn mua sắm đồ dùng mới trong nhà nữa cơ.

Bạn thấy cái này có giống Việt Nam mình không nào ? Nếu ở Nhật bạn có thể mua những thứ cần thiết để dọn nhà và một số đồ dùng mới trong nhà với giá thành rất rẻ ở shop đồng giá 100 yên Daiso.

Ở Việt Nam trước khi năm mới đến người thân của người đã khuất thường đi đến mộ và vệ sinh phần mộ.Thắp hương mong cầu bình an và mời người đã khuất về ăn Tết.

Vì sao Nhật Bản lại đón Tết theo Dương lịch? - Japan.net.vn

Tương tự thì người Nhật cũng vậy nhưng họ thường đi thăm mộ sau thời điểm giao thừa, thường là sáng mùng 1 hoặc mùng 3 Tết.

Phần lớn người Nhật cũng làm ăn xa nhà và chỉ trở về quê mỗi dịp Tết mà thôi.Đây là cơ hội lớn để mọi người tập trung đông đủ cùng nhau dùng bữa và nói chuyện về những gì đã xảy ra trong năm qua. Nếu bạn có ý định du lịch hay thăm bạn bè người thân trong thời gian Tết này thì nên chú ý đặt trước vé tàu nhanh Shinkansen, máy bay, xe bus trước nhé. Vào thời điểm giao thừa hay buổi trưa mùng 1 người Nhật cũng thường đến các đền chùa, thần điện để cầu may mắn cho suốt một năm.

Số lượng người đi lễ chùa đầu năm rất đông và thường sẽ đi thành một hàng dài từ ngoài cổng chùa vào để lễ.Tuy đông người như vậy nhưng không hề có hiện tượng chen lấn xô đẩy và gây ồn ào đâu.

Giống như ở Việt Nam thì ở Nhật cũng có phong tục mừng tuổi cho trẻ em với mong muốn đứa trẻ nhận được tiền lì xì sẽ có một năm phát triển mạnh mẽ, gặp nhiều may mắn. Số tiền mừng tuổi ở Nhật cũng như ở Việt Nam không có một quy định nào cả mà tuỳ thuộc từng người sẽ khác nhau.Độ tuổi nhận tiền lì xì thì mình có nghe một đồng nghiệp nói là thường đến khi đứa trẻ học hết cấp ba thì thôi không phát lì xì nữa.

Phong bao Otoshidama ở Nhật rất dễ thương và bạn có thể mua chúng ở cửa hàng tiện lợi, hiệu sách, siêu thị…vv.

108 tiếng chuông chùa

Ở Nhật không có pháo hoa vào thời điểm chuyển giao giữ năm cũ và năm mới như ở Việt Nam nhưng có 108 tiếng chuông vang lên trên hầu hết các chùa khắp đất nước.

108 tiếng chuông này được tin là sẽ giảm bớt 108 dục vọng và nỗi thống khổ của con người.Đồng thời là dấu hiệu tiễn năm cũ đi để đón một năm mới tới với nhiều điều mới mẻ.

Tết Ở Nhật Bản Và Những Phong Tục Thú Vị Có Thể Bạn Chưa Biết |  SONGHANTOURIST

Ở Việt Nam nói đến đồ trang trí ngày Tết là chúng ta nói tới cây đào, cây quất trong nhà và ở ngoài cổng thường treo quốc kì phải không nào ?Nhưng ở Nhật khi trang trí ngày Tết người ta dùng thân tre, cành thông kết hợp cùng một số khác loại hoa cỏ khác tạo nên Kadomatsu.

Kadomatsu thường được đặt trước cửa nhà như một dấu hiệu chào đón năm mới và mời chào thần linh vào nhà.

Ngoài Kadomatsu được đặt trước cửa nhà thì người Nhật cũng treo Shimekazari trước cửa nhà như một dấu hiệu xua đuổi tà ma và chào đón các vị thần đến với nhà của mình.Khác với Kadomatsu thì Shimekazari được tạo nên từ một đoạn dây linh thiêng đó là Shimenawa và một số nguyên liệu khác như dương xỉ, cam đắng cùng nhiều loại vật liệu tự nhiên khác.

Cả Kadomatsu và Shimekazari đều mua được tại các siêu thị lớn gần nhà mỗi dịp Tết.

Đồ ăn ngày Tết của người Việt ta là các đồ ăn mặn như bánh trưng, củ kiệu, thịt gà, thêm canh măng và một số món khác.Những món này cả chuẩn bị và nấu khá mất thời gian.

Người Nhật thì ngược lại hoàn toàn, đồ ăn Tết của họ chủ yếu là những món đơn giản và thiên về đồ ngọt nhiều hơn.