VĂN HOÁ VIỆT NAM VÀ NHẬT KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Khác biệt trong văn hoá Nhật Bản với Việt Nam là chủ đề được nhiều bạn quan tâm tìm hiểu trước khi đến đất nước mặt trời mọc.

Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới và mọi việc hàng ngày đều trở nên thoải mái vui vẻ hơn rất nhiều.

Hãy cùng mình tìm hiểu một số sự khác biệt tiêu biểu trong văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản thông qua bài viết dưới đây nhé.

Phần lớn các nước trên thế giới đều có văn hoá di chuyển phía bên phải nhưng cũng có những quốc gia ngoại lệ.Một trong số đó là Nhật Bản, đất nước có văn hoá di chuyển bên trái.

Khám phá văn hóa Nhật Bản cùng Vietravel và shopping cùng BicCamera -  VnExpress Du lịch

Không chỉ những phương tiện như ô tô, xe máy mà cả khi đi bộ thì người Nhật cũng đi bên trái luôn.Có một điều thú vị đó là khi đi thang cuốn thì người Tokyo sẽ đứng bên trái còn người Osaka sẽ đứng bên phải.

Bạn nào thi bằng lái xe ở Việt Nam rồi mà sang đây thi đổi bằng lái rồi lái xe thực tế sẽ hơi sợ thời gian đầu do cảm giác chưa quen.Sau một thời gian đi cùng người có kinh nghiệm bên ghế trợ lái bạn sẽ quen ngay thôi.

Ngược lại bạn nào thi bằng ở Nhật rồi mà về Việt Nam có lái xe thì cũng hết sức cẩn thận không rất dễ xảy ra tai nạn do nhầm phương hướng.

Người Việt ta chỉ có thói quen tắm vòi hoa sen chứ tắm và ngâm bồn nước nóng chưa phổ biến cho lắm.

Nhật Bản là đất nước nổi tiếng trên thế giới với văn hoá tắm suối nước nóng.Có hai lý do khiến người Nhật rất yêu thích việc tắm suối nước nóng hay còn gọi là tắm Onsen.

NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA NHẬT BẢN - JES

Lý do đầu tiên là nước Nhật có nhiều núi lửa vẫn đang trong quá trình hoạt động nên tại những nơi đó thường có mạch suối nước nóng ngầm.Con số suối nước nóng tự nhiên trên khắp nước Nhật có thể lên đến hàng ngàn với kích thước khác nhau.Lý do thứ hai đó là tắm suối nước nóng làm giảm mệt mỏi và stress sau một ngày làm việc căng thẳng.Hầu hết các nhà của Nhật đều trang bị bồn tắm để ai cũng có thể có điều kiện ngâm bồn nước nóng.

Ngoài siêu thị có rất nhiều loại bột hương dùng riêng cho việc ngâm bồn.Chúng không chỉ có tác dụng tạo mùi mà còn có những hoạt chất rất tốt cho sức khoẻ.

Với tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì việc đeo khẩu trang khi ra đường đã trở thành một thói quen bắt buộc.Còn với Nhật Bản thì nó đã tồn tại qua nhiều thế hệ mặc dù không liên quan gì đến ô nhiễm không khí cả.

Về việc đeo khẩu trang và tiêu thụ khẩu trang thì Nhật Bản là đất nước đứng đầu trên thế giới.Bạn có thể mua khẩu trang ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị…vv rất dễ dàng với giá thành không quá cao.

TÌM HIỂU VĂN HÓA NHẬT BẢN CÙNG DU HỌC TH EDU - TH-EDUCATION

 

Không phải tất cả nhưng nhiều người Nhật có suy nghĩ hết mình vì công việc nên nếu là cảm cúm thông thường họ vẫn sẽ đi làm bình thường.Họ sẽ đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cảm cúm cho người khác. Thành ra những người không cảm cúm hay có vấn đề gì cũng đeo khẩu trang để đề phòng bệnh cho chính bản thân mình.Do đó thời điểm có dịch cảm cúm (influenza) như tháng 12 hằng năm bạn đi tàu hay những nơi công cộng khác sẽ thấy mọi người đeo khẩu trang rất nhiều. 

Ngoài ra ở Nhật Bản con gái ra đường trang điểm là điều hiển nhiên nên nếu ai không muốn mất thời gian trang điểm kĩ có thể đeo khẩu trang để che đi những phần chưa được chăm chút tỉ mỉ.

Ở Việt Nam kinh doanh qua đêm không có gì là lạ tuy nhiên kinh doanh 24/24 mà cả năm không nghỉ thì rất hiếm nếu không muốn nói là không có.

Những cửa hàng kinh doanh 24/24 và 365 ngày không nghỉ ở Nhật Bản không phải là hiếm.Tiêu biểu nhất đó chính là những cửa hàng ăn uống, dịch vụ theo kiểu hệ thống và chuỗi cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc.

Nhật Bản có nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ trọng điểm sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nếu không làm việc ngày đêm.Do đó thường có hai ca làm đó là ca ngày và ca đêm.

Để những người làm ca đêm có điều kiện thuận lợi nhất trong sinh hoạt nhiều hệ thống cửa hàng và các chuỗi cửa hàng tiện lợi đã bắt đầu kinh doanh 24/7/365.

Gần đây có thông tin từ năm 2020 trở đi một số chuỗi cửa hàng tiện lợi như 7eleven sẽ không mở cửa vào thời gian nửa đêm như thông thường nữa vì thiếu nhân lực.Có lẽ nhiều bạn du học sinh nước ngoài nghe tin này sẽ buồn lắm vì thu nhập sẽ giảm đi đáng kể.

Việt Nam hay một số nước châu Âu khi đi vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng sẽ mất một khoản phí nhỏ.Nhưng ở Nhật Bản thì hoàn toàn miễn phí.Những nhà vệ sinh công cộng này thường gần những địa điểm du lịch nổi tiếng và việc bạn đến những địa điểm này thăm quan mua sắm cũng mang lại giá trị không nhỏ rồi.Đó có thể coi như là khoản phí đi vệ sinh phải không nào.

Luôn có người dọn dẹp những nhà vệ sinh công cộng như thế này nên không hề có mùi hay dấu hiệu mất vệ sinh đâu.

Hơn nữa Nhật Bản là nước rất sạch sẽ nên nếu vì một lý do nào đó mà người nước ngoài không thể đi vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng mà đi bừa bãi ở công viên hay đâu đó thì quả thực rất không hay.

Bật mí thêm là nếu khi nào bạn bí mà chưa tìm được nhà vệ sinh công cộng nào thì có thể vào cửa hàng tiện lợi nào đó đi nhờ cũng được nhé.

 

Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản

Có thể bạn thấy lượng thức ăn bị vứt đi ở Nhật Bản mỗi ngày thuộc top đầu thế giới sẽ khiến bạn nghĩ người Nhật không biết tiết kiệm.

Nhưng thực tế thì không phải như vậy đâu.Bằng chứng là rất nhiều người Nhật khi đi ăn nhà hàng gọi món nhưng họ ăn không hết thì hầu như họ sẽ gọi nhân viên nói là muốn mang đồ ăn thừa này về.

Nhân viên sẽ rất vui lòng mang cho bạn những hộp nhựa để bạn tự cho đồ ăn vào hoặc sẽ mang đồ ăn đi rồi trao lại cho bạn hộp thức ăn đã được bọc cẩn thận.Một số ý kiến cho rằng việc này nhằm giữ ý vì việc bỏ đồ ăn thừa lại rất thất lễ, nó khiến người làm bếp nghĩ là họ làm đồ ăn không ngon không vừa miệng khách hàng.Nhưng cũng có ý kiến là để tiết kiệm tiền đồ ăn đã bỏ ra.

Nhưng dù với lý do gì thì mình nghĩ đây là một văn hoá rất hay và nên được nhân rộng.